Chấm dứt coi âm nhạc, mỹ thuật như ‘môn phụ’

Lượt xem:

Đọc bài viết

Một tiết học môn âm nhạc tại TP.HCM. Theo Bộ GD-ĐT, chỉ 50% trường tiểu học tại TP này có giáo viên nghệ thuật /// ĐÀO NGỌC THẠCH

 

Một tiết học môn âm nhạc tại TP.HCM. Theo Bộ GD-ĐT, chỉ 50% trường tiểu học tại TP này có giáo viên nghệ thuật

Thiếu giáo viên và giáo viên không đủ chuẩn

Theo Bộ GD-ĐT, đối với cấp tiểu học, nếu mỗi trường có 1 giáo viên (GV) âm nhạc, 1 GV mỹ thuật thì hiện nay còn thiếu 2.199 GV âm nhạc và 2.093 GV mỹ thuật. Những trường tiểu học thiếu GV âm nhạc hoặc GV mỹ thuật thì GV ở trường đó sẽ phải dạy luôn các môn này.
Trên thực tế, số lượng GV chuyên biệt môn âm nhạc và môn mỹ thuật cấp tiểu học hiện nay đang thiếu cục bộ. Hơn nữa, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, hai môn này sẽ được đưa vào là môn tự chọn ở cấp THPT, trong khi đó hơn 2.800 trường THPT trên cả nước hiện chưa hề có GV giảng dạy cả hai môn học này.
Đáng chú ý, theo Bộ GD-ĐT, dù thực tế âm nhạc và mỹ thuật là các môn học bắt buộc đối với cấp tiểu học nhưng chưa có văn bản nào quy định phải là GV có bằng cấp chuyên ngành sư phạm âm nhạc và mỹ thuật mới được dạy. Do đó, hiện nay còn một số địa phương vì hạn chế về chỉ tiêu biên chế nên không tuyển GV đúng chuyên môn, chỉ tuyển GV tiểu học dạy tất cả các môn.
Điều này dẫn tới thực tế năng lực nghệ thuật của GV dạy nghệ thuật ở các trường rất không đồng đều, nhất là đối với các GV tiểu học không học chuyên ngành sư phạm âm nhạc hay mỹ thuật. Do không có năng khiếu nghệ thuật, hoặc năng khiếu nghệ thuật hạn chế, thời lượng học tập môn nghệ thuật ở trường sư phạm ít ỏi và chỉ học về phương pháp dạy học âm nhạc/mỹ thuật, không học về chuyên môn nên các GV tiểu học nói chung khi dạy 2 môn này gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn khả năng thể hiện, thực hành, biểu diễn, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; khả năng tổ chức hoạt động âm nhạc và mỹ thuật, khả năng sử dụng nhạc cụ, khả năng khơi gợi cảm xúc nghệ thuật cho học sinh. “Đây là vấn đề rất đáng lo ngại khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018”, báo cáo của Bộ GD-ĐT chỉ rõ.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT