ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC – NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thực hiện khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc giao quyền tự chủ cho các trường phổ thông xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ nhà giáo trên tinh thần “bồi dưỡng tại công việc”.

Nội dung cơ bản của sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là: các giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn cùng nhau xây dựng nội dung và tiến trình bài học; thực hiện bài học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài học thông qua phân tích hoạt động học của học sinh, qua đó các giáo viên trao đổi, chia sẻ, học tập lẫn nhau về hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh.

I. Những kết quả bước đầu

1. Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đổi mới quản lý chuyên môn theo cơ chế giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả thiết thực thông qua các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, giáo dục trung học hằng năm.

Đặc biệt, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các công văn hướng dẫn riêng về việc đổi mới một cách đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh  giá nhằm tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh: Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 791/HD-BGDĐT về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên mônvề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

Trong các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh:“Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung theo hướng tinh giảm để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường”.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số Sở Giáo dục và Đào tạo đã bước đầu có chuyển biến trong nhận thức của cán bộ quản lí cấp Sở/Phòng/Trường về việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn, thể hiện như sau:

– Chủ động triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp dạy học  tích cực;

– Bước đầu đã có những đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn, thực hiện tốt cơ chế quản lý chuyên môn dựa theo kế hoạch giáo dục của nhà trường thay cho việc quản lý nặng về hành chính theo “phân phối chương trình” trước đây;

– Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ động vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH làm tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên trong kì thi giáo viên giỏi.

2. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn

 Thực hiện quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã có nhận thức tốt và tự tin hơn trong việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.Từ năm học 2014-2015 đến nay đã có hàng trăm ngàn lượttổ/nhóm chuyên môn tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên “Trường học kết nối”, qua đó thể hiện các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa. Nhiều chủ đề đã bổ sung thêm những nội dung dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Thông qua các chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã bước đầu chủ động, tự tin hơn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học, biết cách khắc phục những chỗ chồng chéo, chưa hợp lý để áp dụng thực chất hơn, có hiệu quả hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

 Nội dung trên cũng đã thể hiện được kết quả của việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học trong các nhà trường, từ việc đổi mới phương thức xây dựng bài học minh họa; mục tiêu và phương pháp quan sát khi dự giờ; nội dung và quy trình phân tích, rút kinh nghiệm bài học:

– Xây dựng bài học minh họa: Bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã biết căn cứ vào mục tiêu dạy học để xác định được vấn đề làm căn cứ lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề dạy học, đáp ứng được yêu cầu tổ chức cho học sinh không chỉ hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mà còn tạo được cơ hội cho học sinh hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó góp phần phát triển năng lực học sinh. Nhiều bài học minh họa theo chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã biết áp dụng hình thức, phương pháp dạy học tích cực một cách thực chất và hiệu quả hơn thông qua các hoạt động học của học sinh ở trên lớp và ở nhà, khắc phục được tình trạng giáo viên “trình diễn” phương pháp dạy học tích cực một cách hình thức do sức ép “cháy giáo án” hiện nay.

 Tinh thần hợp tác dân chủ, cởi mở của các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn khi xây dựng bài học minh họa đã được thể hiện khá rõ nét thông qua việc trao đổi trên “Trường học kết nối” và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

 – Thực hiện bài học minh họa và dự giờ: Nhận thức về mục tiêu dự giờ của cán bộ quản lí, giáo viên bước đầu đã thay đổi. Thay vì theo dõi, ghi chép tiến trình bài học và quan sát hoạt động dạy của giáo viên là chính, giáo viên đã biết hướng sự chú ý vào hoạt động học của học sinh vềviệc tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; sản phẩm học tập; báo cáo kết quả và thảo luận. Bước đầu giáo viên đã quen với việc dự các tiết học tổ chức hoạt động học của học sinh trong tiến trình bài học, biết đặt hoạt

– Phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy: Quan điểm phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh đã bước đầu được thực hiện tốt trong các buổi sinh hoạt chuyên mônsau dự giờ. Quy trình thực hiện một buổi phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy đã được phần lớn tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành có hiệu quả. Việc nhận xét, chia sẻ của người dạy và người dự giờ đã phân tích được những diễn biến và kết quả chính của mỗi hoạt động học được tổ chức cho học sinh, qua đó nêu được những mặt được/chưa được trong hoạt động dạy của giáo viên. Bước đầu khắc phục được tình trạng nhận xét theo tiến trình giờ dạy và đánh giá ưu điểm/hạn chế của người dạy một cách chủ quan.Nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên minh chứng là hoạt động học của học sinh đã phát huy hiệu quả, tạo được môi trường sư phạm dân chủ, cởi mở, đoàn kết, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ.

Đánh giá chung

Tuy còn những mặt hạn chế nhưng những kết quả đó là điểm khởi đầu quan trọng đối với việc thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo:

  – Lần đầu tiên, cơ chế quản lý chuyên môn theo hướng giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục được thực hiện góp phần làm thay đổi về căn bản tư duy quản lý chuyên môn theo kiểu hành chính và chỉ đạo dạy học theo “phân phối chương trình” thống nhất toàn quốc được thực hiện từ nhiều năm qua.

 – Việc đổi mới cơ chế quản lý được gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn một cách khoa học, công khai, minh bạch góp phần thay đổi phong cách làm việc của cán bộ quản lí, giáo viên, trên tinh thần tự giác, bình đẳng, dân chủ, hỗ trợ lẫn nhau.

– Hình thức mới trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên qua mạng “Trường học kết nối” giúp tiết kiệm được thời gian, kinh phí; khắc phục được những khó khăn, hạn chế về nguồn lực hiện nay, đáp ứng được nhu cầu lớn trong đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện nay; phù hợp với việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới trong thời gian tới.

 II. Định hướng trong thời gian tới

1.Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về định hướng chỉ đạothông suốt từ Bộ – Sở – Phòng – Trường – giáo viên về:đổi mới tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn theo hướng giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các nhà trường và giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; nội dung và hình thức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

3. Tập trung chỉ đạo, tập huấn cho cán bộ quản lí về nghiệp vụ quản lý chuyên môntheo hướng tăng quyền chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục cho các nhà trường và các tổ chuyên môn; nghiệp vụ sử dụng “Trường học kết nối” trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, nhất là trong việc hỗ trợ sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường, cụm trường và kết nối trường sư phạm với trường phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chất lượng việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn; từng bước nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh; động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp; đánh giá đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong phương pháp dạy học của từng giáo viên; kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả.Trong quá trình thực hiện cần chú trọng hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học.

5. Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện trang mạng “Trường học kết nối” để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở dữ liệu và lượng truy cập. Khuyến khích các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức máy chủ để cài đặt “Trường học kết nối”, chủ động hoàn toàn trong việc quản trị mạng để phục vụ riêng cho các hoạt động của tại địa phương và kết nối với hệ thống “Trường học kết nối” toàn ngành.

6. Tăng cường kết nối trường phổ thông với trường sư phạm:trường sư phạm cung cấp đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, nhà sư phạm tham gia nhận xét góp ý cùng với các tổ nhóm sinh hoạt chuyên môn; sinh viên sư phạm được tham gia sinh hoạt chuyên môn với các tổ/nhóm chuyên môn ở trường phổ thông trước khi kiến tập, thực tập sư phạm; qua đó tăng cường sự hiểu biết và phối hợp lẫn nhau giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên./.

Vụ Giáo dục Trung học